Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

5 nguyên tắc đọc sách từ một độc giả “nghiệp dư”


Bạn đọc sách theo "nguyên tắc" nào?

Khi làm bất cứ việc gì chúng ta đều tìm cách tốt nhất để thực hiện nó.
Việc đọc sách với tôi cũng vậy, nên tôi luôn tìm một cách nào đó để đọc tốt và hiệu quả nhất.
Tôi bắt đầu đọc sách khi bước chân vào giảng đường đại học, càng đọc càng thích, đến bây giờ trong ba lô lúc nào cũng có sách. Cứ 2 ~ 3 tháng thì mua cả chục quyển để dành!
Từ việc yêu thích sách đến bắt tay vào tìm cách để đọc hiệu quả hơn.
Bây giờ cũng đã tìm được một số cách đọc riêng cho mình, vì thế với một người yêu sách và mong muốn mọi người yêu sách hơn, tôi chia sẻ với mọi người một số “tư tưởng”, kinh nghiệm đọc sách sau:
1. Mt s quyn sách ch phù hp ti 1 thi đim nào đó
Không biết các bạn có gặp trường hợp này hay không?
Đấy là khi đọc một quyển sách nào đó mà chúng ta không hiểu nó đang nói gì, càng suy ngẫm thì càng nhức đầu. Các dòng chữ như những cây lục bình đang trôi nổi trên sông mà chẳng bao giờ chìm xuống vậy.
Thiết nghĩ cách viết của tác giả không lôi cuốn, hoặc có thể hiểu biết của mình chưa đủ sâu để cảm nhận những ý nghĩa trong sách đang nhắc đến.
Vì thế tốt nhất nên dẹp nó sang một bên, lâu lâu nhìn thích thú thì lấy ra đọc lại. Khi mà mọi thứ bắt đầu có nghĩa với bạn thì đó là thời điểm đúng để tiếp tục lật hết cuốn sách.

2. Đc mt lúc nhiu quyn sách
Cách đọc này mình đã được áp dụng hơn một năm trước.
Lúc ấy có nhiều người bảo sao lại đọc nhiều quyển cùng một lúc vậy? Đọc như thế đâu tiếp thu được hết nội dung của nó, và bị sao nhãng nữa chứ, có khi lấy gà vịt lẫn lộn à.
Điều đó có thể đúng nếu cùng một thời gian mà chúng ta đọc toàn sách dạy về cùng đề tài, chẳng hạn như sách kĩ năng, tiểu thuyết.
Trong trường hợp chúng ta chọn sách kĩ năng và văn học cùng một lúc thì sao? Tôi nghĩ việc đó khá tốt chứ, bởi nếu đang đọc sách kĩ năng mà chán thì lấy quyển văn học ra đọc. Cố nhét cả quyển sách không còn hứng thú, có khi lại không biết tại sao quyển sách lại rách luôn thì khổ!
Không ổn. Tâm thế đóng lại rồi thì khó tiếp thu lắm, bởi vậy cứ chọn nhiều quyển sách cùng lúc, đọc quyển này chán thì lấy quyển khác ra đọc, chẳng mất mát gì cả. Mọi chuyện do mình, chọn cách nào tốt nhất mà làm thôi.

3. Nếu không mun đc thì dẹp ngay vào t
Như đã nói trên, khi đọc chán thì chúng ta đổi sang quyển khác. Còn lúc nào cảm thấy “ghét” thì đóng gói nó bỏ vào tủ kính và khóa lại, chẳng cần thương tiếc gì cả.
Đừng nghĩ rằng đó là tiền của mình dành dụm để có được mà chưa đọc hết thì uổng quá, nhất định phải đọc hết để không phí.
Không cần phải làm khổ mình vậy! Ừ thì đó là tiền bạn dành dụm mua được, nhưng nếu lấy giá trị số tiền đó so với khoảng thời gian bạn bỏ ra khiến các nơ ron thần kinh đang chết dần trong đau đớn thì xứng đáng hơn.
Với lại nó có mất đi đâu, nó chỉ được giữ ở một nơi nào đó kín đáo một tí, thiếu ánh sáng một tí, thiếu hơi ấm bàn tay của bạn một tí thì chẳng sao.
Cứ để nó đóng bụi, cứ để nó cô đơn một thời gian rồi lấy ra đọc lại, biết đâu sẽ có bất ngờ!

4. Tìm đc nhng quyn sách được nhiu người đc
Ai đó nói rằng nên tìm đọc những quyển mà người khác ít đọc, vì đọc những sách người khác đọc thì mình chỉ biết những gì người khác biết.
Câu đó tôi hoàn toàn không đồng ý.
Thử hỏi bạn có đọc quyển sách nào hai lần chưa, nếu có thì lần đọc sau bạn có nhận được thêm gì từ quyển sách đó. Sách được viết từ một tác giả cho hàng ngàn độc giả, thậm chí hàng triệu. Mỗi độc giả có tư duy riêng, mỗi độc giả có cảm nhận riêng thì làm sao “biết” giống nhau được. Có những ý người khác hiểu được, bạn thì không và ngược lại.
Nếu muốn bạn vẫn có thể lâu lâu tìm đọc những quyển chưa nổi tiếng để cảm nhận dạng sách “hiếm” đó như thế nào.

5. Xây dng t sách và chia s vi người khác
Đây là một sở thích riêng. Việc làm này giúp tinh thần tôi lúc nào cũng sảng khoái và thích thú,     yêu sách lại càng yêu sách hơn vì được nhìn ngắm và chia sẻ với người khác. Không gì vui hơn khi những quyển sách mà mình yêu quý cũng được  bạn bè trân trọng không kém.
Các bạn yêu sách chia sẻ cách đọc của bạn cùng tôi nhé!